Mặc dù người Nhật đón năm mới vào dịp Tết Dương lịch như các nước phương Tây, nhưng ngày Tết của họ vẫn mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc trưng của xứ sở hoa anh đào.
1. Bánh kagamimochi
Trong bữa ăn đầu tiên chào năm mới, người Nhật không thể thiếu chiếc bánh kagamimochi – món ăn truyền thống trong những ngày đầu năm mới. Trong tín ngưỡng và văn hoá của người Nhật, kagamimochi được coi là vật liên kết giữa con người với các thần linh. Người Nhật tin rằng, chỉ cần mọi người cùng nhau chia sẻ và ăn kagamimochi, các thần linh sẽ ban phước cho họ một năm mưa thuận gió hoà và ngập tràn may mắn. Do đó, kagamimochi là những chiếc bánh dày rất quý, là vật dâng cúng thần linh.
Kagamimochi có hình dáng của những chiếc bánh dày xếp chồng lên nhau. Hình dạng tròn của chiếc bánh giống với hình dạng của chiếc gương đồng thời xưa, nên mới có tên là kagamimochi. Mà người Nhật xưa thì cho rằng: Gương là nơi trú ngụ của các vị thần.
Ngoài ra, hình dạng tròn của bánh kagamimochi tượng trưng cho cuộc sống gia đình sung túc, viên mãn. Và hình ảnh xếp chồng lên nhau thể hiện niềm vui, may mắn “chồng chất” –“ niềm vui nối tiếp niềm vui”.
Trong ngày lễ đón năm mới của người Nhật Bản, bạn sẽ thấy có rất nhiều bánh kagamimochi. Người dân trang trí kagamimochi thật đẹp thể hiện lòng biết ơn với các đấng thần linh vì đã ban cho họ một năm bình an. Đây là nét đẹp phong tục đã ăn sâu trong tiềm thức người dân Nhật Bản. Và ngày 11/1 được coi là ngày “kagamihaki”- ngày khai bánh, ăn bánh kagamimochi. Trong ngày khai bánh, người ta chia nhỏ kagamimochi, và ăn cùng món soup ấm hoặc các món ninh, kho.
Có rất nhiều cách để chế biến và ăn bánh. Có thể kể ra các món bánh Omochi điển hình như: bánh Omochi nướng, bánh Omochi ninh, bánh Omochi chiên hoặc rán.
2. Toshikoshi Soba
Vào đầu năm mới, người dân Nhật Bản còn ăn Toshikoshi Soba tức là món mỳ trường thọ. Toshikoshi Soba có nguồn gốc từ thời Edo, người ta tin rằng khi thưởng thức món mỳ này, con người sẽ sống lâu, trường thọ như những sợi mỳ dai. Mặt khác, Toshikoshi Soba có sợi mỳ dễ đứt hơn so với các món mỳ cùng loại nên mang ý nghĩa cắt đứt vận hạn xấu của năm cũ. Thông thường, người ta sẽ thưởng thức mì với Tempura tôm, cá trích hoặc tàu hủ chiên tùy theo khẩu vị và phong tục của từng vùng.
3. Bánh dày Ozouni
Đây chính là món bánh dày được ninh chung với thịt gà, rau củ và nước dùng Dashi, chúng được ăn kèm với Osechi và được coi là món ăn của những dịp hỷ. Đặc biệt, dẫu là món ăn truyền thống nhưng món Ozouni này có hương vị và hình dáng khác nhau tùy vùng miền. Ví dụ, món Ozouni của vùng Tokyo sẽ có hình bánh dày tròn và nước dùng trắng Miso. Còn nhiều nhà khác lại chuộng súp đậu đỏ Azuki… Phần nhân bên trong cũng khác nhau như thịt, cá, nấm, bí đỏ, sò… tùy khẩu vị. Chính vì vậy, một nàng dâu Nhật Bản phải học theo nấu Ozoubi theo khẩu vị của nhà chồng như một việc quan trọng.
4. Osechi
Trước thềm năm mới, các gia đình Nhật đều tổ chức một bữa tiệc gọi là Bonenkai (bữa tiệc giã từ năm cũ) để xóa bỏ những lo lắng, buồn phiền và chào đón năm mới đến.
Những món ăn đặc biệt dành riêng cho buổi tiệc này người Nhật gọi là osechi bao gồm súp ozoni được chế biến khá công phu với các thành phần: bánh gạo tẻ, tảo biển, hải sản hoặc thịt gà, mứt đậu đen, tazukuri (cá mòi tẩm đường và tương rán giòn), Ie Sebi (tôm rán vàng), bánh dày… với hương vị và màu sắc phong phú. Những món ăn này có ý nghĩa là “hạnh phúc chất chồng hạnh phúc” nên được đặt vào các khay chồng lên nhau.
Người Nhật rất coi trọng việc trang trí món ăn để mang lại cảm giác “ngon” mắt cho thực khách. Họ cho rằng hộp đựng osechi càng đẹp sẽ mang lại càng nhiều may mắn.
Ngày nay, do yêu cầu của cuộc sống hiện đại nên không còn nhiều gia đình tự nấu Osechi nữa mà họ sẽ đặt sẵn tại các nơi chuyên làm Osechi, thậm chí các món Osechi cũng đa dạng hơn với sự có mặt của các món Osechi Trung Hoa như tôm chua cay, xíu mại hoặc các món Osechi âu hóa với tôm càng, thịt bò nướng…
5. Cháo Nanakusagayu
Nanakusagayu chính xác là món cháo thất thái – một món ăn đậm chất văn hóa Nhật Bản truyền thống với 7 loại rau khác nhau, chúng được mệnh danh là thảo dược mùa xuân với Seri (cần ta), Nazuna (câu rau tế), Gogyo và Hotokezona (cải cúc Nhật), Hakobera (cây tinh thảo), Suzuna (củ cải tròn). Tất cả chúng mang biểu tượng của mùa xuân và rất dễ thưởng thức. Người Nhật Bản đã phổ nhạc chúng thành một bài hát để dễ nhớ.
Ngoài các món trên, trong ngày tết còn có nhiều loại nước sốt được làm từ các loại đậu để chấm các loại bánh, chả và cá nướng. Thực phẩm để ăn cùng với nước sốt và gỏi cá là các loại bánh, mì sợi được chế biến từ các loại gạo.
Vào đêm giao thừa, cả nhà quây quần bên bữa ăn tất niên rồi cùng ngồi chờ đón thời khắc thiêng thiêng của năm mới. Đến sáng mùng một Tết, cả gia đình làm lễ đón mừng năm mới. Theo nghi thức, lần lượt từng người bắt đầu từ người ít tuổi nhất quay mặt về hướng Đông và uống rượu Sake. Mọi người dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất rồi cùng thưởng thức các món osechi sau khi cúng thần năm mới.
Nguồn:st
✿ ĐỂ TRÁNH MẤT THÊM CHI PHÍ TRƯỚC KHI CHƯA TRÚNG TUYỂN TẠI VOV EMICO:
- GỌI NGAY HOTLINE 0906.308.999 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ!
- Hoặc Có thể đăng ký trực tuyến trong phần liên hệ CÁN BỘ TRỰC TIẾP CỦA CÔNG TY SẼ GỌI LẠI TƯ VẤN NGAY CHO BẠN!
—————————–
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 65 Phố Lạc Trung, Phường Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline : 0906.308.999
Email : htnlqt@emico.com.vn
tranhinhvov@gmail.com